Bắt đầu dạy con bạn lái xe khi bé đã sẵn sàng về thể chất và tinh thần. Một số trẻ có kỹ năng giữ thăng bằng và các kỹ năng khác để lái xe khi mới 4 tuổi, nhưng bình quân là 6 tuổi. Nhưng mỗi người mỗi khác, do đó bạn nên chờ đến khi bé đã đủ mạnh khỏe để giữ thăng bằng trên xe.
Một số bé cần thời gian lâu hơn để sẵn sàng về mặt tinh thần, và điều này là bình thường. Đừng gây sức ép cho bé mà hãy khích lệ, và bắt đầu dạy vào lúc thích hợp.
2
Sử dụng xe đạp vừa tầm để bé có thể chống chân trên mặt đất. Đối với trẻ em tầm 5 tuổi thì xe đạp có kích thước bánh 36-41cm là phù hợp nhất. Khi bé ngồi trên yên và giạng chân thì bàn chân phải duỗi thẳng và nằm sát trên mặt đất.
Sử dụng xe đạp quá lớn hay quá bé đều khiến trẻ chậm biết chạy xe.
3
Tháo bàn đạp khỏi xe. Thoạt đầu việc này nghe lạ tai, nhưng khi không có bàn đạp thì trẻ sẽ tập trung vào khả năng giữ thăng bằng trong lúc xe lướt đi. Bé sẽ chỉ dùng chân để đẩy xe đi và dừng xe.
Thường thì bạn chỉ cần dùng mỏ lết để tháo bàn đạp, nhưng hãy làm theo hướng dẫn của nhà sản xuất xe đạp.
Bạn cũng có thể mua xe đạp “cân bằng” được thiết kế không có bàn đạp, nhưng đây là chi phí không cần thiết.
4
Tập lái với bánh xe phụ nếu thật sự cần, nhưng nên hạn chế. Khi bạn gắn thêm bánh xe phụ, ban đầu trẻ em sẽ học được những kỹ năng dễ như đạp xe, quay đầu xe và phanh xe. Nhưng phần khó nhất là giữ thăng bằng thì sẽ bất ngờ xuất hiện ở giai đoạn cuối cùng.
Nếu bạn cho bé tập giữ thăng bằng trước, thì các kỹ năng khác sẽ rất dễ học sau đó.
Tuy nhiên, nếu bạn thật sự thích sử dụng bánh xe phụ thì đừng dùng chúng quá một hay hai tuần. Nếu không, con bạn sẽ quen với cách lái mà bé sẽ phải quên đi để có thể lái mà không cần bánh xe phụ.
5
Chọn một khu vực rộng, bằng phẳng, bề mặt được trải nhựa đường hay bê tông. Lề đường và lòng đường có quá nhiều nguồn gây xao nhãng và mối nguy hiểm tiềm ẩn. Bạn nên tìm bãi đỗ xe trống có bề mặt bằng phẳng.
Đồng cỏ bằng phẳng có vẻ hấp dẫn vì nó tạo lớp đệm êm khi ngã, nhưng trẻ em sẽ khó đẩy xe đi trên mặt cỏ - dù đẩy bằng bàn chân hay dùng bàn đạp. Bề mặt đồng cỏ cũng gập ghềnh hơn nhiều so với bãi đỗ xe.
6
Đội mũ bảo hiểm vừa vặn và sử dụng các dụng cụ an toàn khác. Chọn mũ bảo hiểm được thiết kế cho xe đạp và phù hợp với đầu trẻ em. Mũ phải vừa vặn và khoảng cách từ lông mày của bé đến vành trước của mũ không được rộng hơn hai ngón tay.
Bạn cũng nên dùng tấm bảo vệ đầu gối và khuỷu tay cho trẻ em. Găng tay đạp xe có thể giúp ngăn chặn trầy xước khi ngã.
Phần2
Bắt đầu với kỹ năng giữ thăng bằng
1
Hạ thấp yên một chút để con bạn có thể đẩy chân trên mặt đất. Khi lái xe thông thường thì bạn nên chỉnh yên đủ cao để chân có thể duỗi thẳng khi bàn chân đặt phẳng trên mặt đất. Tuy nhiên, khi trẻ đang tập lái với xe không có bàn đạp thì đầu gối nên chùng một chút.
Thường thì bạn sẽ dùng mỏ lết để điều chỉnh độ cao yên xe, nhưng một số loại xe sử dụng then để tháo yên ra nhanh chóng.
2
Giữ trẻ (không giữ chiếc xe) nhưng đừng quá chặt. Đặt tay bạn lên vai, lưng hay cổ của bé nhưng đừng nắm chặt. Nếu bé cần được giữ chắc hơn thì bạn đặt hai bàn tay bên dưới nách bé.
Mục tiêu của bạn là giữ cơ thể bé ổn định, không phải giữ thẳng người hay đẩy bé đi.
Đỡ người bé thay vì nắm tay lái hay yên xe.
3
Để bé tự đẩy xe lướt đi và bạn chỉ giữ nhẹ người bé. Hướng dẫn con bạn dùng hai bàn chân đẩy xe về phía trước. Ban đầu xe sẽ chạy rất lảo đảo nên bạn phải giữ cơ thể bé ở vị trí cân bằng. Để con bạn điều chỉnh tay lái để làm quen với việc điều khiển xe trong khi chạy.
Giữ lấy bé và giúp bé bước ra khỏi xe khi thấy bé chuẩn bị ngã, thay vì cố gắng giữ cho bé ngồi trên xe. Nếu cố giữ cho con bạn ngồi trên xe thì bạn chỉ đang làm việc thay cho bánh xe phụ.
Sau khi con bạn đã quen với việc đẩy xe đi, bạn yêu cầu bé dùng chân dừng xe khi xe bắt đầu giảm tốc.
4
Hướng dẫn bé nhìn về phía trước, không nhìn xuống. Bản năng của chúng ta khi tập lái xe là nhìn vào tay lái hoặc bánh xe trước, và sau đó có lẽ là bàn đạp. Bạn hãy bảo con nhìn về phía trước khi xe đang lướt đi.
Nếu bạn có người thứ hai hỗ trợ thì hãy nhờ họ đứng phía trước và cách xa xe để thu hút sự tập trung của bé khi xe đang lao đi. Bảo con nhìn vào người đó.
5
Lắp lại bàn đạp và chỉnh lại yên xe về đúng vị trí. Sau khi con bạn có thể giữ thăng bằng trên quãng đường xe lao đi bằng lực đẩy của chân, đây là lúc bé đã sẵn sàng tập đạp. Lắp lại bàn đạp theo hướng dẫn của nhà sản xuất, và nâng yên xe lên sao cho hai chân bé có thể duỗi thẳng khi bàn chân đặt phẳng trên mặt đất.
Phần3
Hướng dẫn bé đạp bàn đạp
1
Cho bé biết “vị trí bắt đầu” để đạp xe. Xoay bàn đạp sao cho một bên cao hơn và nằm trước bên kia một chút. Khi đứng ở một bên xe để nhìn (bánh xe trước nằm bên trái bạn) thì hai bàn đạp sẽ nằm xấp xỉ ở vị trí 4 giờ và 10 giờ.
Nếu con bạn thuận tay phải thì bàn đạp phải sẽ nằm trước và ngược lại.
2
Để bé tự tạo lực quán tính hướng về phía trước. Trong khi đang giữ bé nhưng không nắm quá chặt, bạn yêu cầu bé đặt chân thuận lên bàn đạp trước. Yêu cầu bé đạp bàn đạp, đồng thời nhấc chân còn lại đặt lên bàn đạp kia. Nhắc bé điều khiển tay lái và nhìn về phía trước khi xe đang chạy.[13]
Đừng đẩy người bé hay đẩy xe để “lấy đà bắt đầu”. Hướng dẫn con bạn đạp xe đến khi bé có thể tự mình tạo ra lực quán tính hướng về phía trước.
3
Giảm lực giữ nhưng vẫn chạy theo cạnh xe. Thời gian đầu khi mới tập đạp, bé sẽ không thể duy trì được lâu, nhưng cuối cùng thì xe vẫn có thể duy trì chuyển động về phía trước. Khi khả năng đạp tốt hơn thì bạn giảm dần lực giữ nhưng vẫn chạy theo cạnh xe, ngay phía sau người bé.
Cũng như trước, bạn hãy giữ lấy bé và giúp bé bước ra khỏi xe lúc xe sắp đổ, thay vì giữ cho bé ngồi trên xe.
4
Dạy bé cách xoay tay lái và dừng lại. Tập điều chỉnh khả năng giữ thăng bằng trong lúc xoay tay lái, cả trước và trong khi xe đang chuyển động. Nếu con bạn xoay tay lái quá gắt và bắt đầu ngã thì bạn đỡ bé xuống để thử lại.
Tương tự, tập sử dụng phanh — dù là phanh chân hay phanh tay — cả trước và trong khi xe đang chuyển động.
5
Chạy theo gần xe đến khi bé đã tự tin chạy xe một mình. Một số trẻ muốn bạn tránh xa và chạy thật nhanh, trong khi những bé khác cảm thấy yên tâm khi có bạn ở bên, thậm chí sau khi bé đã đạp xe giỏi. Bạn nên đóng vai trò là nguồn khích lệ, không phải là cái cọc để giữ cho bé khỏi ngã.[16]
6
Con bạn sẽ ngã vài lần và bạn phải chấp nhận. Ngay cả khi trẻ có thể tự lái xe mà không cần bạn ở bên thì bé vẫn không thể tránh ngã xe vào một lúc nào đó. Nếu mặt đường bằng phẳng thì bạn nên để bé chạy chậm, và quan trọng nhất là phải mang trang phục bảo hộ, khi đó rủi ro gặp chấn thương nặng sẽ rất nhỏ.
Kiểm tra xem bé có ổn không, nhưng đừng làm quá đáng như an ủi hay vỗ về.
Bạn có thể nói “Ồ! Con có sao không? Hình như không có vấn đề gì, lên xe thử lại đi nào - con đang làm rất tốt đó!”
Ban nên hiểu rằng người ta có thể ngã, nhưng khi biết đứng dậy thì đó sẽ là một bài học về lái xe và cả về cuộc sống!
Phần4
Xem việc dạy lái xe là hoạt động giải trí
1
Chấm dứt buổi tập khi hoạt động đó không còn vui. Một số trẻ sẽ biết chạy xe chỉ sau một giờ, nhưng nhiều trẻ khác cần trải qua nhiều buổi học. Nếu trẻ mất tự tin hay hứng thú trong lúc học thì bạn có thể tạm ngừng và tiếp tục dạy vào lúc khác trong ngày hay hôm sau.
Một số bé háo hức tập lái xe hàng giờ đến khi biết chạy, nhưng thông thường bạn nên lên kế hoạch cho nhiều buổi học, mỗi buổi kéo dài 30 phút đến 1 tiếng.
2
Đừng đặt ra thời hạn vô lý hay gây áp lực không cần thiết. Giúp con bạn học lái xe với tốc độ phù hợp với bé. Cố gắng ép buộc trẻ hay làm trẻ xấu hổ để học lái xe nhanh hơn có thể khiến bé quay lưng lại với ý định học lái xe. Đừng nói những điều như:
“Tất cả các bạn của con đều đã biết lái xe, nên con cũng cần học”.
“Chị con biết chạy xe chỉ sau một giờ nên con cũng có thể làm được”.
“Chúng ta sẽ tập ngoài đó cả ngày cho đến khi con biết chạy xe”.
“Con muốn làm người lớn phải không? Làm người lớn thì phải biết chạy xe đạp”.
3
Luôn lạc quan và có thái độ khích lệ. Tập lái xe đạp nên là một hoạt động giải trí. Bạn nên khen ngợi mỗi khi bé đạt được sự tiến bộ, và chạy lại đỡ bé đứng dậy mỗi khi bé ngã hay gặp khó khăn. Hãy nói những câu như:
“Đó là cách giữ xe ổn định — con làm tốt lắm!”
“Ô, cú đẩy đó rất tốt, xe chạy xa lắm - cứ nhắm thẳng phía trước mà chạy nhé!”
“Vừa rồi con tránh được cú ngã đó thật hay. Lần sau con đừng xoay tay lái quá gắt nhé”.
“Chúng ta sẽ sớm có thể cùng nhau đạp xe đến tiệm bán kem!”
4
Để người khác dạy con bạn lái xe nếu cần. Một số trẻ học tốt hơn với giáo viên không phải là bố mẹ chúng. Nếu bé gần gũi với một người họ hàng hay hàng xóm thì bạn có thể nhờ họ dạy nếu họ đồng ý.
Điều này không thành vấn đề vì mục đích là để con bạn biết lái xe. Sau đó mẹ con bạn có thể cùng nhau đạp xe đi mọi nơi!
Lời khuyên
Đừng ép trẻ học lái xe đạp nếu bé không muốn. Nếu chúng không thích thì sẽ không thể học được cho dù bạn cố gắng nhiều cỡ nào.
Thay vì tháo bàn đạp ra thì bạn có thể mua xe đạp tập lái. Đây là loại xe đạp có trọng lượng nhẹ và không có bàn đạp gây cản trở. Trẻ sẽ dùng nó để học cách giữ thăng bằng khi đẩy xe lướt đi, và trẻ rất nhỏ cũng có thể dùng loại xe này. Khi con bạn đã sẵn sàng thì bạn có thể cho bé tập với xe đạp thông thường.
Đảm bảo phanh hoạt động tốt và tình trạng bánh xe tốt.
Công ty TNHH 1 TV Sản phẩm hay Việt Nam
Đầu cầu mới,xã sơn hà,huyện bảo thắng ,Tỉnh Lào Cai
ship COd toàn quốc, giao hàng tận nhà, kiểm tra chạy thử rồi mới thanh toán.
sdt liên hệ : 0888180333- 0855575111
Giấy đăng ký kinh doanh số: 12.G8.005795
Ngày cấp : 21/02/2019